Tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một thương hiệu thành công. Nó đóng vai trò như là bộ mặt, con người và giá trị cốt lõi của một thương hiệu. Tính cách thương hiệu tạo ra sự độc đáo, định hình và tạo niềm tin trong tâm trí khách hàng. Khi được định rõ và thể hiện một cách mạnh mẽ, tính cách thương hiệu có thể tạo nên sự khác biệt và thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng

1. Tính cách thương hiệu là gì?

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là những tính từ mà khách hàng nhớ đến thương hiệu. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn xây dựng tính cách thương hiệu thân thiện và tốt đẹp như uy tín, trách nhiệm, chuyên nghiệp. Thương hiệu nào có tính cách càng tốt thì càng có nhiều ưu thế để chinh phục khách hàng

2. Vai trò của tính cách thương hiệu

Đối với khách hàng

Tính cách thương hiệu đóng vai trò như người bạn để kết nối, trò chuyện với khách hàng. Các doanh nghiệp có càng nhiều tính cách tốt như uy tín, gần gũi thì càng nhận được  nhiều sự yêu thích.

Đối với doanh nghiệp

Xây dựng tính cách thương hiệu là một phần trong chiến lược định vị thương hiệu. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính, họ không những phải đáp ứng về sản phẩm, dịch vụ mà còn muốn được đáp ứng về mặt cảm xúc do đó xây dựng tính cách thương hiệu là cực kỳ quan trọng trong các yếu tố xây dựng.

Bên cạnh đó, tính cách thương hiệu cũng ảnh hưởng đến chiến lược truyền thông do đó cần có sự nhất quán trong suốt quá trình, từ lời nói đến hành động.

Để xây dựng tính cách thương hiệu là cả một quá trình cần có nhiều sức lực mới giúp khách hàng có thể định hình, chấp nhận và trở thành một phần trong nhận thức của họ.

3. Các yếu tố của một tính cách thương hiệu

Để tạo tính cách thương hiệu, các doanh nghiệp cần quan tâm tới các vấn đề sau đây:

Xác định đặc điểm thương hiệu

Để định hình tính cách thương hiệu, bạn cần cho khách hàng cảm nhận được những gì mà bạn muốn từ hệ thống nhận diện thương hiệu đến sản phẩm, hoạt động quảng cáo…phải có sự nhất quán

Cá tính của thương hiệu

Mỗi một thương hiệu sẽ có một tính cách do đó, hãy đặt câu hỏi: Thương hiệu của bạn có gì khác so với đối thủ? Chỉ khi bạn xây dựng được một tính cách thương hiệu thuộc về bạn, không trùng lặp bất cứ ai thì khách hàng mới có thể ghi nhớ.

Các cá tính có sự tương hỗ

Mục đích cuối cùng vẫn là để tạo được điểm nhấn trong nhận thức khách hàng do đó, các đặc điểm về cá tính thương hiệu phải có sự hỗ trợ cho nhau, hài hòa để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh.

4. Tính cách thương hiệu thể hiện qua đâu?

Qua bộ nhận diện thương hiệu

Có lẽ, khách hàng có thể dễ dàng nhận biết ra tính cách thương hiệu một cách dễ dàng nhất thông qua bộ nhận diện thương hiệu như logo, màu sắc, font chữ….Ví dụ, logo của Cocacola luôn đi cùng với màu đỏ cho thấy tính cách thương hiệu này rất năng động, trẻ trung và có chút phá cách.

Giọng nói thương hiệu

Cách mà thương hiệu truyền tải thông điệp đến khách hàng thông qua ngôn từ được xem là giọng nói thương hiệu. Một giọng nói nhất quán từ đầu đến cuối sẽ giúp thể hiện được sự chuyên nghiệp. Ví dụ, khi nhắc đến Nike không thể không nhắc tới câu nói “Just do it” và nó đã trở thành một câu nói thương hiệu cho đến tận bây giờ.

Thông qua hành động

Từ lời nói đến hành động chính là cách mà thương hiệu thể hiện tính cách của mình cho mọi người thấy. Hãy để khách hàng cảm nhận được rõ nét nhất về tính cách của bạn thông qua các hàng động cụ thể.

Ví dụ, Vinamilk với chiến dịch “Qũy sữa vươn cao Việt Nam” đã khắc họa rõ nét về sự yêu thương, sẻ chia vì cộng đồng.

5. Cách xây dựng tính cách thương hiệu

Liệt  kê các tính cách thương hiệu

Đầu tiên, hãy trả lời câu hỏi: “Bạn mong muốn khách hàng nghĩ gì về thương hiệu?” Mỗi lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp sẽ có những tính từ riêng. Ví dụ, nếu bạn là Công ty sản xuất thì những từ như chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng là các tính từ hay gặp. Liệt kê càng nhiều càng giúp bạn có thể khái quát hơn về cá tính của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường

Cho dù làm gì thì bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường và với việc xây dựng tính cách thương hiệu cũng vậy. Tính cách có thể giống nhau vì có nhiều doanh nghiệp đều mong muốn những tính từ đó nhưng tuyệt đối không được gây nhầm lẫn.

Cùng một tính cách nhưng để khách hàng gắn từ đó với thương hiệu nào thì đó lại là một bài toán khác. Ví dụ, “tinh tế” là tính cách được rất nhiều thương hiệu lựa chọn nhưng khách hàng chỉ nhớ tới Apple khi nhắc đến từ đó.

Nghiên cứu thị trường, đối thủ sẽ giúp bạn biết cách phân tích và chọn lọc kỹ lưỡng hơn.

Chọn 5 tính từ phù hợp

Sau khi đã liệt kê hết các tính từ mong muốn, hãy đưa ra 5 lựa chọn phù hợp nhất để phát triển cùng chiến lược định vị thương hiệu.

Triển khai hoạt động truyền thông

Để khách hàng biết đến tính cách thương hiệu thì doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động truyền thông. Các hoạt động này phải dựa trên việc mục đích là làm sao cho khách hàng cảm thấy hứng thú với những tính cách đó và làm sao để biến nó thêm phần thú vị.

5. Mẫu tính cách thương hiệu

Hiện nay có rất nhiều tính cách thương hiệu, mỗi doanh nghiệp đều cố gắng để định hình phần đặc điểm tính cách này vào nhận thức của khách hàng. Hãy điểm qua một vài mẫu tính cách của các thương hiệu lớn sau đây:

  • Mẫu lãnh đạo: Các nhà vua, người có chức quyền cao như Sony, Pele…
  • Mẫu anh hùng: Thương hiệu thuốc lá Mỹ- Malboro, Viettel…. là những cái tên điển hình
  • Mẫu chiến binh: Điển hình như Tiger beer
  • Mẫu người chăm sóc: Các thương hiệu Omo, Comfort…đóng vai trò như những người mẹ chăm lo gia đình
  • Mẫu người bạn: Diana, Vietnam Mobile…
  • Mẫu người sáng tạo: Apple, Samsung, Absolute…
  • Mẫu tính cách hài hước: Google, MC Donald…
  • Mẫu quyến rũ: Victoria Secret, Channel…

Trên đây Red Branding chia sẽ những mẫu tính cách thương hiệu điển hình, ngoài ra vẫn còn thêm rất nhiều tính cách để bạn có thể thoải mái lựa chọn và định hình cho thương hiệu của mình.

Tính cách thương hiệu không chỉ là một khái niệm trừu tượng, mà nó thực sự là một cột mốc quan trọng trong cuộc cạnh tranh thương mại ngày nay. Việc phát triển một tính cách thương hiệu độc đáo và chính xác không chỉ giúp tạo dựng sự nhận diện mạnh mẽ, mà còn đem lại lợi thế cạnh tranh và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng. Nếu bạn muốn thương hiệu của mình vươn tới thành công bền vững, đừng bỏ qua tính cách thương hiệu – nguồn năng lượng vô hình giúp bạn tỏa sáng giữa đám đông và tạo dựng sự kết nối đặc biệt với khách hàng của mình.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Related Posts