Giới thiệu
Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy trình đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu và những lợi ích mà nó mang lại để khách hàng tham khảo. Bản quyền thương hiệu là một mảnh ghép quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng hình ảnh uy tín cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm đến vấn đề bảo vệ thương hiệu của mình, việc đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu là một bước quan trọng và không thể bỏ qua. Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về quy trình và yêu cầu của việc đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu.
Bảo Hộ Thương Hiệu là gì?
Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu
Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm
Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu
Gia tăng niềm tin và độ nhận diện với khách hàng
Ai có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Tổ chức/cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền làm thủ tục bảo hộ thương hiệu dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh;
Tổ chức/cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng của một bên khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền.
Khi nào thương hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ?
Thương hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi:
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với thương hiệu khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn.
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài.
Trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc thương hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
Hồ sơ bảo hộ thương hiệu
Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm 2 bản: 1 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 1 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn.
Mẫu nhãn hiệu: 9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được Chứng từ nộp lệ phí (01 bản);
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng.
Các tài liệu khác (nếu có).
Thủ tục bảo hộ thương hiệu
Bước 1: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ trụ sở Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Sau khi nộp đơn, Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của nhãn hiệu.
Số đơn và ngày nộp đơn là cơ sở pháp lý để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Cục sẽ tiến hành thẩm định đơn và ra thông báo kết quả đơn hợp lệ trong thời gian từ 1 đến 2 tháng.
Xét hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả thẩm định hình thức đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời gian thẩm định nội dung: 9-12 tháng.
Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu chủ sở hữu tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình.
Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định nội dung
Trường hợp được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu thực hiện đóng lệ phí trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trường hợp đơn bị từ chối, chủ sở hữu xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Bước 6: Cục cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày chủ sở hữu nộp lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.
Tổng thời gian từ khi nộp đơn đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ thường kéo dài từ 18-24 tháng.
Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam
Cần tra cứu tình trạng thương hiệu chuẩn bị đăng ký trước khi nộp đơn. Nhằm mục đích tránh xâm phạm thương hiệu của người khác, đồng thời lãng phí chi phí nộp đơn cũng như mất thời gian chờ đợi không được cấp văn bằng.
Nên đăng ký bảo hộ thương hiệu khi bắt đầu hoạt động kinh doanh để tránh chủ thể khác xâm phạm thương hiệu.
Nếu chỉ đăng ký bảo hộ một phương án, nộp một đơn đăng ký bảo hộ thì nên lựa chọn màu sắc của thương hiệu là đen trắng.
Thương hiệu được bảo hộ từ thời điểm nào?
Kể từ khi nộp đơn đến khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 15 -18 tháng. Tuy nhiên, bảo hộ thương hiệu sẽ có hiệu lực kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn bảo hộ thương hiệu là bao lâu?
Tại Việt Nam, văn bằng bảo hộ thương hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Nếu chủ sở hữu thương hiệu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ của thương hiệu là vĩnh viễn.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã đi qua một tổng quan về quy trình đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu và những lợi ích quan trọng mà nó mang lại. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mà còn tạo điểm khác biệt và cạnh tranh trong thị trường. Bằng việc đảm bảo rằng thương hiệu của mình được bảo vệ, doanh nghiệp có thể xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy và thu hút sự tin tưởng của khách hàng. Với sự tăng trưởng không ngừng của thị trường kỹ thuật số, việc đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu trở nên ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, đối với các doanh nghiệp và cá nhân muốn bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình, việc đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu là một đầu tư đáng giá.