Cách đặt tên thương hiệu hay có lẽ là bước đầu khó khăn nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Mỗi con người chúng ta từ khi sinh ra đều có tên gọi riêng và mỗi doanh nghiệp cũng thế. Tên thương hiệu mang tính cá nhân hóa giúp khách hàng có thể phân biệt doanh nghiệp của bạn với đối thủ cùng ngành. Việc đặt tên đúng và có ý nghĩa không những thể hiện bản chất thương hiệu của bạn mà còn mang đến cảm xúc tích cực và thiện cảm cho khách hàng tiềm năng.
Ta nên đặt tên thế nào để in dấu ấn riêng trong lòng khách hàng? Để đặt một cái tên thương hiệu hay đòi hỏi những yếu tố gì? Bài viết sau đây Red Branding sẽ giúp quá trình đặt tên thương hiệu của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Cách đặt tên thương hiệu những điều cần lưu ý
Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược đặt tên thương hiệu riêng cho mình. Nhưng tên thế nào mới chuẩn và mang lại hiệu quả marketing tốt nhất?
Tên có ý nghĩa
Tên thương hiệu mang đến thông điệp mà bạn muốn gửi gắm và truyền đạt đến khách hàng. Một cái tên độc đáo sẽ khiến người dùng nghĩ ngay đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khi có nhu cầu. Ngoài ra, tên cần mang ý nghĩa tích cực trong lĩnh vực công ty đang hoạt động. Nếu muốn khách hàng nhớ đến mình, tên công ty bạn cần mang tính thực tế, gợi nhắc và khiến họ dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.
Tên có tính ứng dụng cao
Dễ đọc, dễ viết và dễ nhớ. Ai cũng có thể gõ tìm kiếm tên thương hiệu của bạn trên Google và các nền tảng mạng xã hội khác. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh cao so với đối thủ của bạn. Thu hút được khách hàng tiềm năng mới là mong muốn của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, tên thương hiệu cần đảm bảo tính dễ đọc và đơn giản để khách hàng lướt qua mà có thể nhớ ngay.
Tên có tính bền vững và trường tồn
Tên thương hiệu gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Bạn cần đăng ký nhãn hiệu và đăng ký tên miền cho tên thương hiệu của mình. Tên công ty bạn cần được pháp lý bảo hộ để ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.
Cách đặt tên thương hiệu
Đặt tên doanh nghiệp khác biệt là cách giúp bạn phân biệt thương hiệu của mình với các đối thủ cùng lĩnh vực. Một cái tên mới lạ sẽ gỡ bỏ tâm lý so sánh của khách hàng giữa doanh nghiệp của bạn và các đối thủ. Tên thương hiệu chính là một tài sản vô hình và vô giá của doanh nghiệp. Phần dưới đây là các cách giúp bạn rút ngắn thời gian suy nghĩ tên thương hiệu của mình:
Đặt tên bằng từ viết tắt
Đôi khi một cái tên ngắn gọn đã đủ để gây ấn tượng mạnh. Việc đặt tên thương hiệu quá dài khiến người dùng dễ quên, cảm thấy phức tạp và bỏ qua. Điều này phần nào sẽ vô tình đẩy khách hàng tiềm năng của bạn đi mất và đem lại bất lợi cho doanh nghiệp của bạn.
Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (tên tiếng Anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company, tên viết tắt: PNJ).
TPBank được biết đến với tên gọi đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.
Ví điện tử MoMo được viết tắt từ cụm từ Mobile Money.
Sử dụng yếu tố chơi chữ để đặt tên
Sáng tạo trong việc ghép từ cũng là một cách hay để khách hàng dễ hiểu, dễ liên tưởng và nhớ đến tên thương hiệu hơn. Một ví dụ có thể kể đến như: Thương hiệu Vinfast dẫn đầu thị trường Việt Nam với các sản phẩm xe hơi, xe máy điện,… (VINFAST = Việt Nam – Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong).
Đặt tên theo lĩnh vực kinh doanh
Tên của các ứng dụng giao hàng uy tín như: Giao Hàng Nhanh, Shopee Express, Loship, J&T Express, Giao Hàng Tiết Kiệm, … đều gắn liền với từ ngữ mang ý nghĩa giao hàng, vận chuyển, mong muốn giúp người dùng nhanh chóng nhận được hàng hóa.
Đặt tên gắn liền với quốc gia, khu vực kinh doanh
Vietnam Airlines, Saigontourist, Vinamilk, Bia Hà Nội là những cái tên không mấy xa lạ với người Việt Nam. Trong tên của các thương hiệu đã lồng ghép khéo léo tên nước và các địa danh nổi tiếng của Việt Nam như: Sài Gòn, Hà Nội.
Đặt tên theo người sáng lập
Nếu thành viên sáng lập công ty là người nổi tiếng hoặc đã có tiếng tăm trong một lĩnh vực cụ thể, việc đặt tên thương hiệu dựa theo tên của họ chính là một cách hay để nhiều người biết đến và bị thu hút hơn. Trong trường hợp này, công ty của bạn có thể được hưởng lợi một phần từ số lượng fan (người hâm mộ) sẵn có của người sáng lập.
Trên thế giới có khá nhiều tập đoàn, công ty danh tiếng dùng tên của dòng họ, gia đình hay của nhà sáng lập. Không thể phủ nhận việc những tên tuổi này đã tạo nên thành công trong việc xây dựng bản sắc và thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. Có thể kể đến một số tập đoàn nổi tiếng như : Ford, Disney, Dell, Marriott, Heinz, McDonald’s…
Một số ví dụ khác như: The Trump Organization có trụ sở tại tòa Trump Tower được sở hữu và quản lý bởi gia đình nhà Donald Trump, Adidas là sự kết hợp giữa tên gọi thân mật của người sáng lập – ông Adolf Dassler (“Adi” và “Das” là ba chữ cái đầu tiên trong họ của ông).
Dùng đặc trưng sản phẩm/ dịch vụ để đặt tên
Việc đặt tên thương hiệu có sẵn tên sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng phân biệt thương hiệu của bạn hơn so với các đối thủ khác cùng ngành, đem lại lợi thế cho doanh nghiệp của bạn.
Ví dụ:
Trang web giới thiệu việc làm: Timviecnhanh, Vietnamwork.
Thương hiệu nệm: Nệm Kymdan, Nệm Vạn Thành.
Thương hiệu thời trang: NEM fashion, K&K Fashion.
Đặt tên với tên miền có sẵn
Thông thường tên miền của website được đặt theo tên thương hiệu. Khi đặt trực tiếp tên thương hiệu của bạn trùng với tên miền, bạn sẽ giúp khách hàng ghi nhớ và nhanh chóng tìm được website của bạn hơn khi họ có nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Ví dụ: Concung.com, Vieclam24h.
Các bước đặt tên thương hiệu hay
Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu
Để định hình tên thương hiệu, bạn cần trả lời các câu hỏi sau: Lý do doanh nghiệp của bạn tồn tại là gì? Công ty bạn có tầm nhìn trong tương lai như thế nào? Thương hiệu của bạn tôn trọng và đề cao những giá trị gì?
Tên là thứ gắn liền với doanh nghiệp của bạn trong suốt hành trình kinh doanh và khó thay đổi nhất. Việc xác định các yếu tố trên tạo nên sự khác biệt trong tên thương hiệu của bạn so với đối thủ.
Bước 2: Liệt kê danh sách 10-20 cái tên lý tưởng mà bạn có thể nghĩ ra, kể cả những cái tên bạn cảm thấy “điên rồ” và “kỳ quặc”
Việc có nhiều ý tưởng tạo sự đa dạng trong quá trình chọn lọc của bạn.
Bước 3: Xem xét và đánh giá
Hãy kiểm tra cẩn thận và lọc lại các tên thương hiệu mà bạn cho là tiềm năng và đúng với giá trị cốt lõi, định hướng phát triển trong tương lai của công ty.
Bước 5: Kiểm tra độ phù hợp của tên bằng các cách sau:
- Thử tạo logo/ slogan cho tên thương hiệu mà bạn chọn.
- Tham khảo ý kiến từ chuyên gia, khách hàng tiềm năng.
- Thử dùng tên thương hiệu để sáng tạo ra các tên thương hiệu con.
- Kiểm tra tên thương hiệu đã được đăng ký trước đây chưa?
- Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra ý nghĩa của tên thương hiệu trong các ngôn ngữ khác để tránh hiểu nhầm xảy ra.
- Ra mắt và quản trị tên thương hiệu của bạn.
Với bước cuối cùng trong tiến trình đặt tên thương hiệu, bạn cần đảm bảo tên công ty được ứng dụng nhất quán trên mọi điểm chạm. Một tên thương hiệu hay sẽ mang lại hảo cảm và cái nhìn tốt về sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Để thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, bạn hãy liên tục theo dõi và tích cực đón nhận các phản hồi từ khách hàng.
Cuối cùng, Red Branding xin chúc bạn thành công trong việc đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình. Một tên thương hiệu đúng đắn không chỉ có thể tạo nên sự khác biệt và sự nhận diện trong ngành, mà còn là cơ sở để xây dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hãy để tên thương hiệu của bạn trở thành một biểu tượng cho sự chuyên nghiệp, sự độc đáo và sự đột phá trong thị trường ngày nay.