Account Manager là gì? Account Manager là vị trí quản lý bộ phận Account trong công ty Agency (công ty cung cấp các ý tưởng sáng tạo, giải pháp cho các nhãn hàng..…). Bộ phận Account có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tư vấn, chốt đơn hàng mang doanh thu về cho công ty.
Account Manager là gì?
Account Manager là một vị trí trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Account Manager (quản lý tài khoản) là người chịu trách nhiệm quản lý và duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại của một công ty hoặc tổ chức.
Nhiệm Vụ Của Account
-
Tăng doanh thu cho Agency
Account Manager làm việc cho agency, không phải làm cho client, vì thế họ cần đảm bảo dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty từ các khách hàng mà họ quản lý. Tìm kiếm khách hàng mới và tăng khả năng nhận diện thương hiệu là điều cần thiết, nhưng hãy đảm bảo rằng những khách hàng hiện tại cảm thấy hài lòng với dịch vụ và cách làm việc của công ty, điều này sẽ giúp công ty ổn định được doanh thu. Thiết kế nhận diện văn phòng, tạo nên sự độc đáo hứng khởi trong công việc.
Campbell nói: “Chúng ta làm việc cho Agency và chúng ta làm với Client, nhưng chúng ta không làm cho Client”.
Công việc của account Manager không chỉ phân tích dự báo những xu hướng của ngành để đưa ra chiến lược marketing cho client mà còn phải nắm bắt tình hình hoạt động của client để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.
-
Hợp tác với bộ phận creative và các phòng ban khác để triển khai dự án
Người Account Manager chịu trách nhiệm kết nối và chia sẻ mọi thông tin agency cần để thực thi dự án hoặc chiến dịch. Họ tham gia vào toàn bộ quá trình, họ làm việc với planner, đội ngũ creative, thậm chí là các developer và những đối tác bên ngoài để thực hiện chiến dịch, cung cấp dịch vụ thiết kế đồ họa,… nhằm đáp ứng mục tiêu và nhu cầu của client. Thêm vào đó, trong mô tả công việc Account Manager có bao gồm nhiệm vụ tạo ra sự hào hứng trong công việc, họ cũng là người chịu trách nhiệm tạo bầu không khí khiến client chấp nhận các ý tưởng / tác phẩm dễ dàng hơn.
-
Kiểm soát việc phát sinh chi phí
Campbell nói: “Chúng ta làm việc cho Agency và chúng ta làm với Client, nhưng chúng ta không làm cho Client”. Cho nên bạn phải đảm bảo rằng dự án sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty. Để làm được điều này Account Manager phải kiểm soát được thu chi trong quá trình thực thi dự án, tránh trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện. Đôi khi việc phát sinh không phải do các phòng ban gây ra mà là từ phía client. Vì thế bạn phải bảo vệ quan điểm, ý tưởng của cả team khỏi “sớ” yêu cầu của client.
-
Đạt mục tiêu marketing của client
Campbell không đặt trách nhiệm này đầu tiên vì cô cho rằng đây là điều hiển nhiên, đó là kỹ năng cơ bản của một key Account Manager. Nếu không đạt được mục tiêu này, thì cho dù công việc có tốt như thế nào hay mối quan hệ với client có khắn khít như thế nào, thì agency vẫn có nguy cơ mất account.
Account Manager cần hiểu rõ việc kinh doanh, các dịch vụ về thương hiệu, marketing và mục tiêu của client theo quý hoặc theo năm. Nên lặp lại liên tục các bước trong quy trình tìm hiểu khách hàng để đặt ra được những mục tiêu SMART. Xem xét và đo lường điều này hàng tháng, hàng quý và hàng năm để mọi người đều biết rõ mục tiêu cuối cùng là gì.
-
Làm vui lòng client
Không nói quá khi nói làm Account Manager là “ làm dâu trăm họ” . Vì Account Manager không chỉ làm hài lòng client mà họ còn phải biết mềm mỏng với agency của mình. Ví dụ như: Bạn bị trễ deadline, hoặc dự án xảy ra sự cố ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn sẽ giải thích như thế nào với client? Bạn sẽ đổ lỗi cho các team khác?
Nếu bạn làm như thế, việc làm account manager của bạn ngay lập tức bạn sẽ trở thành kẻ thù của chính agency của mình. Không những vậy, client sẽ đánh giá năng lực làm việc của bạn không cao, và khả năng sau này agency của bạn không được gọi đi nhận brief là rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang làm mất đi một nguồn tiền cho công ty.
Bạn nên xây dựng lòng tin về thương hiệu và cách làm việc cho client ngay từ đầu, và chứng minh cho họ thấy rằng mọi người trong agency đã và đang nỗ lực hết mình cho dự án này. Bạn nên biết các mềm mỏng đúng lúc, để có thể thỏa hiệp với khách hàng.
Khác biệt từ nghệ thuật quản trị khách hàng
Bước kế tiếp là xây dựng kỹ năng dẫn dắt và lãnh đạo client. Đây là mục tiêu “tối cao” để cải thiện mối quan hệ với client và làm tăng tầm quan trọng của bộ phận account bên trong agency.
“Chúng tôi muốn khách hàng thành công hơn, và chúng tôi muốn agency mình cũng vậy. Không chỉ với client, Account Manager cũng có thể làm agency trở nên tốt hơn”, Campbell cho biết.
Còn nhiều nữa, nhưng đây là 3 kỹ năng lãnh đạo cốt lõi mà một người làm account phải nắm vững nếu muốn dẫn dắt khách hàng
Làm sao để có thể lãnh đạo client?
-
Bán được những ý tưởng mới cho client
Vì Account Manager là người gần gũi nhất với client, họ gần như là người có thể thuyết phục được client về những dự án mới. Có một nghệ thuật làm tăng giá trị dịch vụ, đặc biệt khi bạn đã làm việc với client vài năm trong các dự án marketing tương tự nhau.
Với account manager chuyên nghiệp, việc bán ý tưởng không chỉ đơn giản là tập hợp mọi người vào phòng, tắt đèn và thực hiện bài thuyết trình hoành tráng. Campbell nói: “Không ai muốn ngạc nhiên cả, con người vốn dĩ rất miễn cưỡng với điều mới mẻ. Thông thường, suy nghĩ đầu tiên của client là ‘Tôi không biết gì về điều này. Tôi phải quản lý chúng. Tôi phải giải thích cho sếp của tôi. Tôi phải chắc chắc không có sai lầm nào cả, tốt hơn không nên chấp nhận nó.’”
-
Nắm vững nghệ thuật quản lý cuộc họp
“Quản lý họp hành không phải là liệt kê danh sách những vấn đề bạn cần nói”, Campbell nói.
Nghệ thuật bán hàng, quản lý họp hành là khả năng xác định được vấn đề nào thì cần phải họp, vấn đề nào không. Và trong buổi họp thì vấn đề phải được giải quyết như thế nào, với hành động cụ thể của những ai, cần làm khi nào.
Nhiều account manager trong các agency bị mang tiếng xấu về họp hành: Họ tổ chức quá nhiều buổi họp gọi là “brainstorm”, hay họp báo cáo dự án cũng như đăng ký họp hành mà lại làm quá ít việc để thúc thẩy dự án phát triển. Thêm vào đó, quá nhiều cuộc họp với client ngay vào lúc agency muốn được phê duyệt ý tưởng hoặc đưa dự án sang bước kế tiếp mà lại không được bàn luận trong quá trình họp.