Xây dựng chiến lược thương hiệu

Một chiến lược thương hiệu phải là một kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của khả năng nhận biết một thương hiệu thành công, để từ đó đạt được những mục tiêu cụ thể. Đầu tiên hãy cùng nhau làm rõ những hiểu lầm mà ai cũng mắc phải về chiến lược thương hiệu: Thương hiệu của bạn không chỉ là sản phẩm, cũng không chỉ là logo, website hay tên gì cả. Thương hiệu của bạn còn là nhiều thứ khác nữa –  nó miêu tả những cảm xúc và thường là cả những khía cạnh vô hình trong đặc tính doanh nghiệp của bạn.

Một đặc tính thương hiệu được cân nhắc một cách kĩ lượng và rõ ràng sẽ là tiền đề cho sự phát triển của công ty, cụ thể hơn là cho những doanh nghiệp hoạt động trên mạng, những doanh nghiệp thường thiếu những yếu tố thương hiệu vật lý như những cửa hàng ngoài đời thật. Đó là thứ phân cách giữa một thương hiệu mạnh và một thương hiệu tầm thường. Chỉ dẫn phong cách thương hiệu chính là điểm khởi đầu cho bất kì một chiến lược thương hiệu nào của bạn.

Trong phần này, bạn sẽ hiểu được cách xây dựng bộ hướng dẫn phong cách hoàn hảo cho thương hiệu của mình.

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Để nhắm đến khách hàng theo cách hiệu quả nhất, bạn cần phải biết họ là ai. Những người nào sẽ là đối tượng khách hàng mục tiêu lý tưởng của bạn? Và để xác định được điều đó, bạn cần phải có chân dung người mua hàng của mình.

Chân dung người mua hàng cũng giống như một bản miêu tả lý lịch khách hàng lý tưởng vậy: họ là ai, họ muốn gì, cuộc sống của họ như thế nào. Chân dung người mua hàng cũng góp phần giúp bạn hiểu được động cơ ngầm khiến khách hàng quan tâm đến thương hiệu của bạn là gì, và đôi khi còn là lý do khiến họ muốn mua hàng của bạn.

Tất cả mọi bài viết, sách trắng hay những nội dung có giá trị khác nên hướng trực tiếp đến chân dung người mua hàng. Điều này khiến cho việc nhắm và kết nối khách hàng trên phương diện cá nhân trở nên dễ dàng hơn, mà không cần phải điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với từng khách hàng một. Một chân dung người mua hàng cần phải có

Nhân khẩu học

Bạn sẽ biết được khách hàng của mình là ai và từ đó thu hẹp phạm vi quan tâm của họ lại, qua việc nắm một vài yếu tố nhân khẩu chính cho thị trường mục tiêu của bạn, như giới tính, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, mức thu nhập của khách hàng.

Trải nghiệm

Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất những người làm marketing B2B (B2B: hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp). Dù cho bạn đang bán sản phẩm cho cả một doanh nghiệp, nhưng bạn vẫn phải làm việc với một cá nhân cụ thể thuộc doanh nghiệp đó. Họ có quyền đưa ra quyết định mua hàng như thế nào? Một vị tổng giám đốc của một doanh nghiệp cỡ nhỏ sẽ có những suy nghĩ và hành động khác với một vị quản lý marketing ở một doanh nghiệp cỡ vừa, và khác với những nhà quản lý tại các tổ chức doanh nghiệp khác. Tất nhiên, việc xác định được công việc khách hàng của mình là gì cũng vô cùng quan trọng đối với những công ty B2C (B2C: hoạt động giao dịch, thương mại giữa doanh nghiệp và cá nhân). Một bà nội trợ sẽ có những nhu cầu tìm kiếm khác với một người bán hàng trẻ tuổi vừa tốt nghiệp đầy kiêu ngạo. Học vấn chính là thứ tiếp theo mà ta cần phải nắm rõ.

Thói quen

Nếu bạn có thể chấp nối những thói quen hằng ngày của khách hàng mình, bạn sẽ nắm được một ngày bình thường họ sẽ làm những gì, những hoạt động nào quan trọng với họ và hoạt động nào thì không. Nếu bạn có thể chỉnh sửa cho phù hợp và truyền tải những cam kết về giá trị sản phẩm của đến khách hàng , thì chắn chắn bạn là một thương hiệu tuyệt vời.

Rào cản

Chẳng cần phải ngọt ngào hóa mọi thứ, bởi những rào cản vẫn luôn xuất hiện theo từng bước chân của bạn. Hãy tìm ra đâu là lý do khiến người mua hàng phải chần chừ, do dự mỗi khi đưa ra quyết định, và rồi tại sao họ lại quyết định không mua sản phẩm của bạn. Hãy gỡ bỏ những rào cản trên. Có thế, khách hàng của bạn mới cảm thấy an tâm hơn mỗi khi họ muốn mua sản phẩm của bạn – hãy truyền đạt thông điệp của bạn một cách thu hút đến chân dung khách hàng cụ thể mà bạn đã vẽ ra trước đó.

Nỗi đau của khách hàng

Tại sao họ mất ngủ? Đâu là vấn đề khiến họ mong muốn nhận được sự giúp đỡ nhất?

Nguồn thông tin

Khách mua hàng của bạn đang giải quyết vấn đề của mình như thế nào? Họ lấy thông tin từ đâu? Họ đọc cái gì? Họ có đọc blog không? Họ sử dụng nền tảng truyền thông xã hội gì và như thế nào? Bạn có thể đăng tải những thông tin về sản phẩm của mình lên những nơi khách mua hàng thường truy cập, từ đó tăng khả năng truy cập của khách hàng mình lên.

Những yếu tố làm nên một thương hiệu tuyệt vời

Thương hiệu là một vật thể sống được cấu thành từ những chi tiết động vô cùng đặc trưng. Những thương hiệu mạnh nhất luôn khiến người khác phải nghĩ rằng họ không cần phải bỏ ra quá nhiều nỗ lực để có thể thành công. Tuy nhiên, ngay cả những thương hiệu nổi tiếng và thành công nhất cũng đều phải mang trong mình 6 yếu tố quan trọng như nhau.  Sau đây là những yếu tố hoạt động thương hiệu cụ thể mà bạn nên áp dụng trong kỷ nguyên của giá trị.

  1. Thiết kế trang web

Trang web là bộ mặt của công ty. Vậy nên trang web cần phải thật đơn giản và dễ sử dụng, logo của bạn cần phải được chuyển động mượt mà từ trang này sang trang khác, những chi tiết nhỏ như phông chữ hay bảng màu đều cần phải được giữ nguyên. Những yếu tố ấy tuy nhỏ nhưng lại đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng thương hiệu của bạn.

  1. Màu sắc

Muốn biết mức độ thành công của một hoạt động thương hiệu, hãy nhìn vào những màu sắc nhất định của thương hiệu đó. Nếu những màu sắc ấy gợi ngay trong bạn hình ảnh của một thương hiệu cụ thể nào đó, ngay cả khi xung quanh bạn chẳng có thứ gì liên quan đến thương hiệu đó, thì đây chính là dấu hiệu của một hoạt động thương hiệu thành công . Một bảng màu tốt sẽ mang lại thành công cho thương hiệu của bạn. Hãy lấy Facebook làm ví dụ. ngay cả khi Facebook đã trải qua rất nhiều lần cập nhật, logo cũng đã được chỉnh sửa, nhưng khách hàng vẫn luôn nhận ra cái tông màu xanh đặc trưng  ấy.

  1. Logo

Logo có lẽ là yếu tố khiến cho khách hàng dễ nhớ nhất trong tất cả. Ví dụ, khi nghĩ đến Nike, bạn có nghĩ ngay đến dấu vút (dấu swoosh) trong logo không? Hay khi nghe ai đó nói về McDonald’s, bạn có hình dung ngay trong đầu hình ảnh chiếc Vòng Cung Vàng không? Logo là thứ tự động tạo ra sự gắn kết giữa khách hàng và sản phẩm, dịch của của một thương hiệu.

  1. Tông giọng

Thương hiệu của bạn nghe như thế nào? Có khiếm nhã không? Có ngớ ngẩn không? Hay chuyên nghiệp? Hay học thuật? Hay tất cả nhứng thứ trên? Tùy từng kênh mà yếu tố này có thể khác nhau. Với email thì tông giọng của thương hiệu bạn phải lịch sự hơn, còn các kênh mạng xã hội thì có thể tự nhiên thoải mái hơn. Điều đó hoàn toàn bình thường! Nhưng tất nhiên ta vẫn cần phải có một mẫu số chung cho tất cả những thứ trên; tất cả nội dung mà bạn tạo ra đều phải hướng đến một sứ mệnh hay một câu châm ngôn chung. Phải trung thành với sứ mệnh của mình khi đang quảng bá những giá trị tích cực mà thương hiệu mình đem lại, và cả khi phải đối mặt với những điều tiêu cực.

  1. Hình ảnh

Bạn cần phải cân nhắc kĩ lưỡng tất cả những yếu tố trên trước khi chia sẻ bất cứ hình ảnh nào lên bất kì một nền tảng nào. Bởi chúng sẽ phản ánh tông giọng, bảng màu và cả logo thương hiệu của bạn. Hãy tính toán thật cẩn thận trước khi đưa ra quyết định, để đặc tính hình ảnh của bạn cũng tốt như nội dung bài viết của bạn.

  1. Tên miền

Tên miền phải được đặt cho phù hợp với thương hiệu của bạn, và cũng phải thật dễ tìm. Tên miền có hiệu quả hay không tùy thuộc vào cảm quan người sử dụng. Tên miền phải ngắn để khách hàng dễ truy cập hơn mỗi khi họ muốn tìm hiểu thông tin của bạn. Vậy nên sắp tới, hãy dành thêm ít thời gian để tạo ra một tên miền dễ nhớ (dễ đọc) giúp tăng lượt tương tác trên trang web của bạn nhé.

Tính nhất quán của thương hiệu

Mặc dù 6 yếu tố trên cũng quan trọng, nhưng sẽ chẳng là gì nếu chúng không có sự nhất quán. Tính nhất quán của thương hiệu là khi mọi yếu tố hữu hình trong thương hiệu bạn đều như nhau, bất kể đó có là trang web, blog, email hay các kênh truyền thông xã hội. Để tất cả người xem đều có những trải nghiệm với thương hiệu của bạn như nhau, không cần biết họ đã tìm thấy bạn như thế nào. Và rồi theo tự nhiên, thương hiệu của bạn sẽ được phát triển và cải thiện liên tục (chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này sau). Tuy nhiên, những cải thiện ấy nhất quyết không được đi sai hướng – dù cho đó có là những quyết định nhất thời thiếu vắng đi sự suy xét về những đặc tính thương hiệu mà bạn đã làm việc rất chăm chỉ để xây dựng lên trước đó, hay đó có là một nỗ lực làm mới thương hiệu được suy xét một cách kĩ lưỡng đi chăng nữa. Khách hàng, đối tác, và đọc giả, họ đều không muốn phải đón nhận những trải nghiệm thiếu tính nhất quán từ doanh nghiệp, vậy nên hãy ghi chép lại thật chi tiết mục đích thương hiệu của mình là gì trong những chỉ dẫn phong cách thương hiệu và yêu cầu tất cả những bên liên quan của công ty có trách nhiệm tuân theo những hướng dẫn đó.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Related Posts