Brand guideline

Brand guideline

Hãy thử tưởng tượng, bạn đã rất tốn thời gian và công sức để tạo ra những thông điệp, thiết kế logo…và các sản phẩm marketing doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình đó lại thiếu đi sự thông nhất xuyên suốt giữa các yếu tố trong nhận diện thương hiệu làm cho mọi thứ bị rối tung lên và không ăn nhập vào nhau. Sự thiếu liên kết đó xảy ra khi doanh nghiệp đang thiếu một brand guidelines hoàn chỉnh.

1. Brand guidelines là gì?

Brand Guideline là một bộ quy chuẩn thương hiệu, hệ thống các dấu hiệu để nhận diện thương hiệu. Brand Guideline quy định rõ ràng về việc sử dụng các yếu tố góp mặt vào chiến lược quảng bá thương hiệu hoặc trên các ấn phẩm truyền thông.

Brand Guideline như một bộ quy chuẩn để các nhà thiết kế logo, thiết kế bao bì, bộ nhận diện thương hiệu một cách đúng cách và có sự thống nhất giữa từng thành phần.

Để hình thành nên một brand guidelines template hoàn chỉnh cần mất rất nhiều thời gian, trải quan nhiều giai đoạn và đây cũng chính là vấn đề băn khoăn của các nhà quản lý nhãn hàng.

2. Brand guidelines gồm những gì?

Brand guidelines gồm những gì

Mỗi thương hiệu sẽ có một brand guidelines template khác nhau nhưng về cơ bản vẫn sẽ có một số đặc điểm, yếu tố cần có đối với một brand guideline:

  • Tổng quan về sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp
  • Hình ảnh thương hiệu
  • Cách sử dụng logo
  • Bảng màu sử dụng
  • Phong cách chữ viết
  • Phong cách hình ảnh
  • Phối cảnh ( thường được phối cùng danh thiếp, posters, brochure….)

3. Tại sao doanh nghiệp cần brand guidelines?

Tại sao doanh nghiệp cần brand guidelines

 Cung cấp thông tin về thương hiệu

Chưa bàn đến những ý nghĩa bên trong của một brand guideline, thì vai trò đầu tiên của nó là cung cấp những thông tin khái quát về thương hiệu cho các bên liên quan để học định hình được thương hiệu của mình.

Những thông tin được thể hiện trên brand guideline sẽ cho họ biết về các vấn đề sau:

  • Bản chất của thương hiệu ( yếu tố làm nên sự khác biệt của doanh nghiệp)
  • Sứ mệnh của thương hiệu
  • Định vị thương hiệu trong lòng khách hàng

Tạo nên tính thống nhất của thương hiệu

Brand guideline chính là bộ quy chuẩn để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu vì vậy nó sẽ có sự thống nhất, hài hòa để tạo nên một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả.

Chỉ cần một thay đổi nhỏ trên logo như màu sắc hoặc font chữ cũng đã phá vỡ thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần có Brand gudeline template để làm cơ sở xây dựng các yếu tố nhận diện thương hiệu khác.

Nhiều người cho rằng khi đưa ra các quy định cho một thành phần nào đó ẽ làm cho nó trở nên cứng nhắc, không phát huy được tinh thần sáng tạo nhưng sự thật là hoàn toàn trái ngược vì khi có một brand guideline hoàn chỉnh sẽ giúp cho chúng ta giữ được sự thống nhất và mạch lạc của bộ nhận diện thương hiệu.

Tiết kiệm thời gian

Brand guideline template giúp cho các nhà thiết kế tiết kiệm thời gian rất nhiều khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp. Thay vì phải suy nghĩ nên thiết kế theo cách nào, lựa chọn màu sắc ra sao thì chỉ cần cung cấp cho họ brand guideline, các designer sẽ tự biết được phong cách của thương hiệu để thiết kế sao cho đúng.

Tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp

Một Brand guideline hoàn chỉnh, thống nhất là cơ sở để phát triển các chiến dịch truyền thông. Doanh nghiệp chỉ cần dựa trên những chiến lược cũ để lặp lại, đồng bộ để tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

4. Tiêu chuẩn xây dựng Brand Guideline cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn xây dựng Brand Guideline cho doanh nghiệp

Xác định mục đích làm Brand Guideline

Trước khi bắt đầu xây dựng, cần hiểu được lý do làm brand guideline là gì, nó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp. Hiểu rõ được những điều này sẽ giúp việc triển khai ý tưởng hướng đến nhận diện thương hiệu doanh nghiệp một cách tốt nhất

Xác định đối tượng áp dụng

Hiểu rõ đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến để xây dựng brand guideline chính xác và chất lượng bởi vì mục đích cuối cùng của một brand guideline template là để khách hàng có thể nhận diện  thương hiệu.

Nhất quán trong cách trình bày

Hình thức trình bày là một điều cần chú ý khi xây dựng brand guideline cho thương hiệu của mình. Sự thống nhất về màu sắc, hình ảnh, kích thước, font chữ…sẽ giúp cho Brand guideline trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.

5. Quy trình 5 bước xây dựng brand guideline

Quy trình 5 bước xây dựng brand guideline

Chọn định dạng phù hợp

Đầu tiên, cần xác định những nguyên tắc trong brand guideline sẽ xuất hiện trên những phương tiện nào để truy cập.

Đối với các nguyên tắc thương hiệu kỹ thuật số, một brand guidelines pdf sẽ là khởi đầu tuyệt vời. 

Bạn có thể bắt gặp những Brand Guideline dưới dạng sách lật kỹ thuật số giúp tạo ra một diện mạo giống như một bản hướng dẫn khi xem trên máy tính.

Xác định các thành tố cần có 

Đây là một bước quan trọng do đó cần xem xét kỹ lưỡng. Thông thường một brand guideline sẽ bao gồm:

  • Câu chuyện thương hiệu

Một câu chuyện thương hiệu hay sẽ giúp thu hút được khách hàng tìm hiểu về bạn. Cần làm rõ được các câu hỏi sau:

Thương hiệu bạn tạo ra để làm gì? ( mục đích)

Thương hiệu của bạn sẽ đạt được gì trong tương lai ( tầm nhìn)

Sứ mệnh thương hiệu của bạn là gì, làm những gì, mang đến những giá trị nào?

Những nguyên tắc nào để định hướng cho thương hiệu

Bên cạnh đó bạn có thể thêm các nội dung như lịch sử, sự kiện, giải thưởng….

  • Thông điệp thương hiệu

Thông điệp phải có giá trị, gắ kết và gắn liền với thương hiệu của doanh nghiệp.

  • Hình ảnh Thương hiệu & Nguyên tắc Thiết kế

Hình ảnh là một dấu hiệu nhận biết thương hiệu dễ dàng nhất. Hình ảnh thương hiệu bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau:

  • Màu sắc
  • Biểu tượng
  • Phông chữ
  • Nhiếp ảnh
  • Hình minh họa
  • Video
  • Đồ họa chuyển động
  • Thiết kế và phát triển web.

Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng nên hãy dành thời gian nhiều cho nó.

Các yếu tố thương hiệu khác như mùi hương, âm thanh….

Tạo Brand Guidelines

Sau khi đã hoàn thành bước thứ 2, bạn đã có được cho mình những quy chuẩn để xây dựng Brand guideline. Việc cần làm bây giờ là bắt tay vào để thực hành. Hãy lưu ý về yếu tố hình ảnh, vị trí đặt logo, bảng màu, vị trí sắp xếp kiểu chữ, hướng dẫn hình ảnh…để đảm bảo tạo ra một Brand guideline tiêu chuẩn nhất.

Làm cho Nguyên tắc có thể tiếp cận được

Hãy đảm bảo rằng Brand Guideline của bạn dễ dàng chia sẻ với người khác thậm chí là ngoài nước.

Sử dụng nộ nhớ dùng chung, máy chủ tạo một trang web để có thể truy cập dễ dàng.

Cần đảm bảo rằng bất cứ Công ty, cá nhân, đối tác nào mà bạn đang đồng hành đều có Brand guideline mới của bạn. Điều này một phần giúp họ sử dụng bản mới nhất đồng thời cũng cho họ biết nơi mà các bản cập nhật sẽ được thêm vào trong tương lai.

Cập nhật Brand Guidelines thường xuyên

Hãy luôn cập nhật Brand guideline của mình cho dù bạn không có thay đổi gì trong năm.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Related Posts