đăng ký thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân là gì?

Thương hiệu cá nhân là tên, biểu tượng và logo hoặc ký hiệu đại diện cho cá nhân hay chủ doanh nghiệp hoặc nhà sáng lập sản phẩm dịch vụ. Thương hiệu cá nhân được sử dụng để quảng bá hình ảnh của cá nhân hoặc doanh nghiệp, tạo nên sự nhận diện và tăng tính chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh. 

Lý do cần phải đăng ký thương hiệu cá nhân 

Thương hiệu cá nhân cực kỳ quan trọng vì nó mang lại tính nhận diện cho doanh nghiệp và cá nhân. 

  • Pháp lý: Việc đăng ký thương hiệu hay nhãn hiệu để bảo vệ thương hiệu và độc quyền thương hiệu. Bạn sẽ thực hiện đăng ký thương hiệu sẽ bị hạn chế được tình trạng ăn cắp vào đạo nhái của các bên khác. 

  • Tạo ra niềm tin và uy tín: Việc đăng ký thương hiệu giúp khách hàng nhận biết và nhớ tới thương hiệu một cách dễ dàng. Nó cũng cho thấy bạn là một doanh nghiệp chuyên nghiệp và đáng tin cậy và giúp tăng niềm tin và uy tín khách hàng. 

  • Giá trị thương hiệu: Khi bạn đăng ký thương hiệu cá nhân, bạn cần tạo ra một giá trị tài sản cho doanh nghiệp của mình. Giúp tăng giá trị và tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho bạn. 

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân 

1. Tờ khai đăng ký thương hiệu cá nhân

2. Mẫu nhãn hiệu

3. Mô tả mẫu nhãn hiệu

4. Thông tin chủ đơn đăng ký

5. Thông tin tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nếu nộp thông qua đại diện

6. Thông tin về số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký

7. Chứng từ, lệ phí.

8. giấy ủy quyền cho việc đăng lý logo cá nhân. 

 Về thông tin chủ đơn đăng ký cần cung cấp các thông về tên chủ đơn và địa chỉ: 

  • Đối với các doanh nghiệp hay công ty, tên và địa chỉ chủ đơn được liệt kế theo đơn đăng ký kinh doanh. 

  • Với chủ đơn là cá nhân cần tên và địa chỉ theo CMTND/ thẻ căn cước

Điều kiện để đăng ký tên thương hiệu cá nhân

Căn cứ pháp lý: Điều 87 luật sở hữu trí tuệ 2019

Điều 87 luật sở hữu trí tuệ quy định những đối tượng có quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Các bước đăng ký thương hiệu cá nhân

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu

Bước 2: Kiểm tra tên thương hiệu

Điều này cực kỳ quan trọng để xác định việc đăng ký không bị trùng với các cá nhân và thương hiệu khác để tránh việc trùng lặp cá nhân. 

Bước 3: Nộp hồ sơ cho Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi xác định sự khả thi về đăng ký thương hiệu thì bắt đầu nộp đơn 

Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký thương hiệu 

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu cá nhân (1 - 2 tháng sau khi nộp đơn)

  • Đăng thông báo công bố đơn đăng ký (1 - 2 tháng sau khi nộp đơn) 

  • Xét nghiệm nội dung đơn đăng ký logo (20 tháng khi đăng thông báo) 

  • Nộp phí chắc nhận đăng ký (1- 2 tháng có thông báo nội dung) 

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cá nhân 

Chủ sở hữu được cục SHTT cấp giấy chứng nhận thương hiệu cá nhân 

Tham khảo: https://thuvienphapluat.vn


Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Related Posts