Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, tầm quan trọng của nhượng quyền thương hiệu không thể phủ nhận. Được coi là một công cụ mạnh mẽ để phát triển và mở rộng thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu đã trở thành một phương pháp phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để tận dụng giá trị của thương hiệu mình. Từ những công ty lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhượng quyền thương hiệu đã chứng tỏ sự hiệu quả và tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng một mạng lưới thương hiệu toàn cầu.

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Tổ chức sở hữu thương hiệu – bên nhượng quyền sẽ cấp phép kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ cho cá nhân, doanh nghiệp ( bên nhận quyền).

Nhượng quyền thương hiệu nhằm mục đích phát triển về cả độ nhận diện thương hiệu lẫn tài chính của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

Hiện nay đang có hơn 120 ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực cấp phép nhượng quyền (Theo Hiệp hội nhượng quyền quốc tế – International Franchising Association – IFA). IFA cũng ước tính rằng nhượng quyền thương hiệu sẽ tăng lên trên phạm vi toàn cầu hơn 10% lên gần 8,3 triệu người lao động. Theo đó, sẽ có thêm rất nhiều việc làm cho người lao động đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ.

Nhượng quyền thương hiệu là một nhu cầu rất lớn nhưng nó chỉ xuất hiện khi bên nhượng quyền sở hữu thương hiệu đủ lớn nhưng không có đủ khả năng mở rộng nó.

2. Hình thức nhượng quyền thương hiệu

Hình thức nhượng quyền thương hiệu

  • Nhượng quyền công việc

Hình thức nhượng quyền này có vốn đầu tư khá thập, người nhận quyền thương là một cá nhân cụ thể đang muốn kinh doanh và điều hành doanh nghiệp riêng.

Người nhận quyền sẽ phải bỏ tiền ra để mua các trang thiết bị, sản phẩm….phục vụ cho công việc kinh doanh. Một số dịch vụ phổ biến của hình thức này như: đại lý máy bay, dịch vụ sửa chữa máy lạnh, lắp đặt, bất động sản, tổ chức sự kiện….

  • Nhượng quyền sản phẩm (hoặc phân phối sản phẩm)

Là hình thức nhượng quyền dựa trên sản phẩm. Theo đó, bên nhận quyền sẽ phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền còn bên nhượng quyền sẽ cấp phép một phần nhãn hiệu, hướng dẫn kinh doanh của doanh nghiệp.

Loại hình nhượng quyền này thường sử dụng trong các lĩnh vực như ô tô, phụ tùng xa máy, ô tô, máy vi tính, các thiết bị gia dụng….

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh

Hình thức này cho phép bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền và quan trọng nhất là bên nhận quyền còn được đầu tư, hướng dẫn marketing sản phẩm, dịch vụ để nhằm tăng trưởng.

Nhượng quyền kinh doanh thường phổ biến trong các cửa hàng thức ăn nhanh, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, phòng Gym….

  • Nhượng quyền đầu tư

Hình thức này thường xuất hiện khi bên nhượng quyền mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng lại không có đủ khả năng hoặc có mong muốn hợp tác với người khác. Theo đó, bên nhận quyền sẽ góp vốn và  trở thành một thành viên trong đội ngũ quản lý để vận  hành doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra lợi  từ khoản vốn đầu tư ban đầu và bên nhận quyền sẽ thu hồi vốn và gia tăng lợi nhuận.

  • Nhượng quyền chuyển đổi

Hình thức này được phổ biến khi một thương hiệu nào đó có nhiều chi nhánh và muốn mở rộng thêm. Doanh nghiệp có thể chuyển đổi những địa điểm đã phát triển ổn định cho bên nhận quyền và họ sẽ tham gia trực tiếp vào quản lý địa điểm có sẵn.

3. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường: Nhượng quyền thương hiệu giúp mở rộng quy mô, tăng độ phủ sóng do đó khách hàng dễ dàng biết đến và tiếp cận với thương hiệu.
  • Có nguồn vốn đầu tư: Khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính thì nhượng quyền thương hiệu giúp bạn nhận được một số vốn đầu tư từ bên nhận nhượng quyền. Đây là một khởi đầu tốt để tiếp tục các hoạt động kinh doanh
  • Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên: Khi thương hiệu ngày càng mở rộng thì đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có năng lực để thích nghi nhanh chóng với tốc độ phát triển. Qúa trình này giúp lọc ra những nhân viên tốt và đào thải những người chưa phù hợp.
  • Tăng doanh thu: Doanh nghiệp nhượng quyền sẽ nhận được chi phí nhượng quyền và bản quyền từ các hoạt động kinh doanh.

Nhược điểm

  • Không sở hữu thương hiệu hoàn toàn: Bên nhận nhượng quyền chỉ có quyền kinh doanh theo hợp thỏa thuận trước đó chứ không phải là chủ sở hữu của thương hiệu.
  • Rủi ro hiệu ứng “chuỗi”: Khi gặp một vấn đề nào đó ví dụ đến từ khách hàng thì rất dễ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thoosnsg, các cơ sở khác trong cùng thương hiệu.
  • Cạnh tranh: Mặc dù cùng thương hiệu nhưng giữa các cửa hàng vẫn có sự cạnh tranh lẫn nhau, điều này dễ gây đến các trường hợp không đồng bộ trong từng hoạt động, ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.
  • Thiếu sự đột phá: Các hoạt động đều được quy định trong hợp đồng về thương hiệu có thể gây nên sự nhàm chán, thiếu sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh.

4. Phương pháp nhượng quyền thương hiệu

Phương pháp nhượng quyền thương hiệu

Sau đây là 4 phương pháp nhượng quyền thương hiệu được sử dụng nhiều nhất:

Nhượng quyền kinh doanh toàn phần (full business format franchise)

Hình thức nhượng quyền toàn bộ về thương hiệu như: hệ thống, bí quyết, dịch vụ, công thức…tất cả những yếu tố có liên quan đến sự phát triển của thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền.

Đây là hình thức nhượng quyền có thời hạn thường từ 5-30 năm. Bên nhận quyền sẽ cần chi trả hai khoản phí: phí bản quyền và phí nhượn quyền.

Nhượng quyền kinh doanh bán phần (non-business format franchise)

Đây là hình thức nhượng quyền một nửa/ một phần trong các nội dung nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ quan tâm ít hơn về quy trình vận tải hay xử lý đơn hàng.

Nhượng quyền tham gia quản lý (management franchise)

Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được phép tham gia vào các công việc quản lý, điều hành, sử dụng hình ảnh thương hiệu…

Bên nhượng quyền còn đào tạo nhân viên, cung cấp địa điểm cho thương hiệu để đảm bảo chất lượng và diuy trì sự phát triển cho thương hiệu.

Nhượng quyền kinh doanh tham gia đầu tư vốn (equity franchise)

Với hình thức này, bên nhượng quyền có thể sẽ tham gia vào hội đồng quản trị của Công ty nhận nhượng quyền. Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường nhưng chưa có đủ khả năng về nhân sự lẫn quy trình vận hành.

5. Chuyển nhượng thương hiệu cần có những tài liệu nào?

Tài liệu thỏa thuận nhượng quyền và tài liệu hướng dẫn cho bên nhận quyền là hai loại tài liệu bắt buộc phải có để thực hiện quy trình chuyển nhượng thương hiệu.

Tài liệu thỏa thuận nhượng quyền

Là tài liệu về hợp đồng, những rành buộc giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về mặt pháp lý. Tất cả quyền hạn và nghĩa vụ giữa các bên đều được ghi rõ ở trong hợp đồng.

Những nội dung được ghi rõ trong hợp đồng bao gồm:

  • Phí nhượng quyền và phí bản quyền liên tục.
  • Các khhung thời gian mở nhượng quyền.
  • Các quy tắc liên quan đến việc chuyển nhượng cho bên thứ 3.
  • Các biện pháp bảo vệ thương hiệu.
  • Thông số kỹ thuật cho trang thiết bị, hàng tồn kho.
  • Thời hạn của thoả thuận và các điều kiện gia hạn.
  • Điều kiện chấm dứt hợp đồng.
  • Nghĩa vụ của hai bên sau khi hết hợp đồng
  • Thoả ước không cạnh tranh trong phạm vi quy định
  • Hình thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh

Tài liệu hướng dẫn cho bên nhận nhượng quyền

Là tài liệu về các nội dung như định hướng, hướng dẫn sử dụng thương hiệu, đào tạo nhân viên, tuyển dụng…

  • Bộ quy tắc ứng xử với khách hàng
  • Cẩm nang thương hiệu
  • Quy trình thực hiện cung cấp sản phẩm/ dịch vụ
  • Bộ nhận diện thương hiệu
  • Văn hóa tiêu chuẩn của thương hiệu
  • Bộ quy tắc ứng xử với nhà cung cấp/ đối tác
  • Quy trình kiểm soát chất lượng
  • Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự
  • Hỗ trợ trang thiết bị sử dụng cho hoạt động kinh doanh
  • Xử lý khó khăn, khủng hoảng

6. Một số ngành nhượng quyền hấp dẫn tại Việt Nam

Một số ngành nhượng quyền hấp dẫn tại Việt Nam

Tại Việt Nam đã có rất nhiều thương hiệu nhượng quyền với đủ các lĩnh vực khác nhau, cụ thể:

Lĩnh vực ăn uống: Các thương hiệu như KFC, Lotteria…là đại diện tiêu biểu. Lĩnh vực đồ uống (trà sữa) cũng đang rất phát triển.

Ngành hàng bán lẻ

Các thương hiệu nổi tiếng như Family mart, bigc, Vinmart, Circle K, Vissan…và dự đoán sẽ có nhiều hơn nữa trong tương lai

Lĩnh vực đồ uống cafe

Nhượng quyền thương hiệu ở lĩnh vực cafe rất được ưa chuộng tại Việt Nam, có thể kể đến như trung Nguyên coffee, Highland Coffee , Rau má mix….

Ngành hàng làm đẹp, thẩm mỹ

Những cái tên tiêu biểu như 30shine (salon), Hymalaya spa, Seoul Spa,…là những cái tên phổ biến với hình thức chuyển nhượng thương hiệu

Lĩnh vực thể thao

Hiện nay, lĩnh vực thể thao trở nên phổ biến đặc biệt là các trung tâm Gym, Fitness, Yoga….

Lĩnh vực thời trang

Thời trang là một ngành nghề chưa bao giờ hết “hot”, những thương hiệu áp dụng hình thức thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng như GUMAC, Chappin, Unica…

Chuyển nhượng thương hiệu được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực, trên đây mới chỉ là một vài ngành nghề phổ biến ngoài ra còn có thêm nhiều lĩnh vữ khác nữa như nhà sách, giao hàng, nhượng quyền kinh doanh trực tuyến, lĩnh vực đồ ăn vặt, cửa hàng lẩu, cửa hàng y tế….

7. Các câu hỏi thường gặp

  • Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Tổ chức sở hữu thương hiệu – bên nhượng quyền sẽ cấp phép kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ cho cá nhân, doanh nghiệp ( bên nhận quyền).

Nhượng quyền thương hiệu nhằm mục đích phát triển về cả độ nhận diện thương hiệu lẫn tài chính của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

  • Khi nào thì nên nhượng quyền thương hiệu?

Nhượng quyền thương hiệu là một nhu cầu rất lớn nhưng nó chỉ xuất hiện khi bên nhượng quyền sở hữu thương hiệu đủ lớn nhưng không có đủ khả năng mở rộng nó.

  • ý nghĩa của từ nhượng quyền thương hiệu?

Nhượng quyền kinh doanh ( nhượng quyền thương hiệu) có nguồn gốc bắt nguồn từ tiếng Pháp là Franchise, được hiểu là trung thực hoặc là tự do. Theo khái niệm này, một tổ chức, doanh nghiệp ( bên nhượng quyền) sẽ cho phép cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình dựa trên những thỏa thuận hai bên.

Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai cụm từ là Franchise và Franchising.

  • Phân biệt Franchise và Franchising

Cả hai từ này đều là danh từ nhưng về mặt ý nghĩa thì hoàn toàn khách nhau:

Franchise: là một sự cấp phép (địa điểm, đơn vị kinh doanh theo hình thức nhượng quyền)
Franchising: là một loại hình hoạt động kinh doanh nhượng quyền.

Tổng kết: 

Nhượng quyền thương hiệu là một hoạt động hiệu quả trong kinh doanh để giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu, hướng đến phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, tài sản trí tuệ là tài sản có giá trị nhất của các cá nhân, tổ chức do đó dự kiến trong tương lai, hình  thức chuyển nhượng thương hiệu sẽ càng phát triển hơn nữa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Related Posts