Thương hiệu là gì ?

Nằm trong chuỗi bài viết chất lượng cao về xây dựng thương hiệu. Red.branding mang đến bạn 4 bài viết chi tiết về cách xây dựng thương hiệu. Bài viết là công sức của đội ngũ chuyên gia về thương hiệu của Red Branding cùng với các biên tập viên, đội ngũ dịch thuật và Design. Bài viết được tham khảo từ các Agency làm thương hiệu hàng đầu thế giới như Collumnfivemedia, Hubspot..

Giới thiệu về chuỗi bài viết

Thương hiệu là thứ đầu tiên gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng của bạn. Và bạn cũng biết người ta thường nói gì về ấn tượng đầu tiên rồi đấy. Đó là nó chỉ xảy ra đúng một lần duy nhất. Thương hiệu của bạn phải bao gồm các hướng dẫn phong cách thương hiệu, tông giọng của các dòng quảng cáo trang web được chiếu trên các trang mạng xã hội, bảng màu và logo thương hiệu, và tính thẩm mỹ của website.

xay dung thuong hieu thuong hieu la gi (1)

Thương hiệu không chỉ mang trong mình những yếu tố trực quan hình ảnh, mà nó còn phải thể hiện sứ mệnh và giá trị mà công ty bạn mang lại. Ví dụ, Starbucks luôn cố gắng hỗ trợ nhân viên của mình, mang đến những phúc lợi như chăm sóc y tế hay giáo dục. Giám đốc điều hành của Starbucks, và cũng là một tay lão luyện về lòng trung thành với thương hiệu, ông Howard Schultz đã nói rằng: “Nếu khách hàng thấy rằng họ và công ty đều có chung một giá trị thì họ sẽ luôn trung thành với thương hiệu của công ty” .

Thương hiệu là gì ?

Một ví dụ khác có thể nói đến là Patagonia. Thương hiệu này còn có nguyên một thẻ tính năng có tên là “Activism” (Hoạt động xã hội) trên trang chủ của mình nhằm kêu gọi khách hàng bảo vệ hành tinh. Nhãn hàng này đã truyền tải một sứ mệnh làm cho khách hàng phải cảm thấy đồng cảm với họ.

Trong cuốn sách, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét lại khái niệm của thương hiệu, cách tạo quy chuẩn phong cách thương hiệu, quảng bá thương hiệu trên website và social media, và cuối cùng là cách để giám sát, cũng như đo lường mức độ nhận diện và độ phủ sóng của thương hiệu. Song song với đó, ta cũng sẽ điểm qua những thương hiệu đã thành công trong việc tạo dựng thương hiệu, và cách họ kết nối với người dùng của mình. Sau đó, chúng ta sẽ tiến hành đưa ra những cách thức mang lại nguồn khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng mới cho thương hiệu của bạn.

Phần 1

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là nhận thức của một người về một sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm, hoặc một tổ chức dựa trên logo, tên thương hiệu và sự nhận diện của tổ chức đó

Trong thời đại Inbound Marketing (Inbound Marketing: marketing dựa trên nội dung để thu hút khách hàng), ta sẽ khó định nghĩa một cách chính xác “thương hiệu” là gì. Thông thường, hoạt động thương hiệu được hiểu là các hoạt động thương hiệu trên mạng. Và đã là mạng thì sẽ rất nhanh. Hơn bao giờ hết, thương hiệu giờ đây được tạo dựng rất nhanh, và cũng biến mất nhanh không kém. Một thương hiệu thành công là một thương hiệu có tuổi đời bền bỉ và có đủ khả năng linh hoạt thích ứng với những xu hướng và những thách thức của thị trường. Vậy thì điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa một thương hiệu “chóng nở sớm tàn” với một thương hiệu trường tồn có được sự trung thành của khách hàng từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Bí quyết: sự biệt hóa

Sự biệt hóa của một thương hiệu là thứ khiến nó trở nên khác biệt so với đối thủ, và biến nó từ một thương hiệu đơn giản được biết đến thành một thương hiệu mong muốn vươn xa khỏi giới hạn của đặc tính thương hiệu. Khi thương hiệu đã tìm ra được sự biệt hóa của mình là gì, thì đó sẽ trở thành những đặc trưng riêng của chính thương hiệu đó. Đây chính là thứ người ta nhận diện và đánh giá thương hiệu của bạn đầu tiên. Vậy nên thương hiệu của bạn cũng cần phải thật nhất quán. Không cần biết khách hàng tương tác với bạn qua những kênh truyền thông nào, có là website, blog, email, Facebook, Twitter, hay bất kì những nền tảng công nghệ tương lai nào sẽ được ra mắt đi chăng nữa, thì chúng đều sẽ phải chứng minh được những trải nghiệm độc đáo mà thương hiệu bạn đang mang lại.

Những thương hiệu lớn

Điểm chung giữa những thương hiệu lớn chính là họ luôn có cho mình sự biệt hóa. Hãy xem xem liệu bạn có thể nhận ra những đặc trưng riêng biệt của những thương hiệu nổi tiếng và thành công dưới đây không nhé.

Apple và Microsoft

2 gã khồng lổ về công nghệ và cũng là hai thương hiệu lợi hại nhất của thế kỉ 21. Yếu tố khiến cho 2 gã này trở nên to lớn đến vậy chính là những logo đơn giản và dễ nhận diện, bên cạnh đó là hoạt động marketing có tính sáng tạo cao và nhất quán. Sự lớn mạnh của hai thương hiệu này chính là thứ thu hút và giữ chân hàng triệu người dùng trung thành.

Disney

Bằng việc tập trung hướng các hoạt động thương hiệu đến đối tượng là trẻ em và người lớn, Disney đã tạo nên cho mình một chỗ đứng trong lòng các gia đình. Thử hỏi bạn có thể kể tên những thương hiệu nào khác có khả năng tạo ra thu nhập từ những lời hứa biến ước mơ thành sự thật ngoài Disney không?

Toyota

Khi nghĩ đến Toyota, ngay lập tức, ta sẽ nghĩ đến một doanh nghiệp sản xuất xe hơi chất lượng cao, đáng tin cậy và là trụ cột cho nền công nghiệp sản xuất ô tô trong hàng nhiều thập kỉ. Sở dĩ Toyota có thể tồn tại được qua nhiều năm như vậy, phần lớn là do khả năng tận dụng lợi thế sẵn có trong khi vẫn hướng đến những mục tiêu tương lai. Ví dụ, khi Toyota bắt đầu cho ra mắt dòng xe hơi lai điện thân thiện với môi trường, họ tin rằng bản thân thương hiệu đã có của họ sẽ hỗ trợ sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh này

Nike và Adidas

Không gì có thể gia tăng khả năng nhận diện của một thương hiệu thông qua việc cạnh tranh theo cách truyền thống. Sự ganh đua diễn ra giữa 2 gã khổng lồ bán lẻ này thực tế được nhiều người biết cả hai thương hiệu nhiều hơn. Gã nào cũng đều có cho mình logo dễ nhận diện riêng, cùng dàn vận động viên nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu. Nhưng sự cạnh tranh giữa 2 thương hiệu này được diễn ra một cách lành mạnh, khiến cho cả hai tên thương hiệu đều trở nên phổ biến và dễ nhớ.

Tác giả : ban biên tập RED

Biên dịch : Hiền Au và Tư Mã Ý

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
On Key

Related Posts