Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu không chỉ đơn thuần là việc xác định vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu, mà còn là quá trình xác định những giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải và hướng tới. Nó giúp thương hiệu tạo ra một sự khác biệt độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc và tạo ra một liên kết tình cảm với khách hàng. Bằng cách định vị thương hiệu một cách chiến lược và sáng tạo, bạn sẽ tạo ra một sự nhận diện mạnh mẽ và trở thành một lựa chọn hàng đầu trong tâm trí khách hàng. Hãy cùng Red Branding tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu  được hiểu là quá trình xây dựng thương hiệu và từng bước đưa thương hiệu đó trở thành một phần trong tâm trí khách hàng.

Định vị thương hiệu cũng giống như định vị cá nhân, đều là xác lập cho mình một vị trí trên thị trường với mục đích cuối cùng là được nhiều người biết đến từ đó chuyển đổi mua hàng nhanh chóng.

Một thương hiệu được định vị tốt có nghĩa là khi nhắc tới một sản phẩm nào đó, khách hàng lập tức nhớ đến thương hiệu của bạn.

Ví dụ, khi nhắc đến nước giải khát, người ta nghĩ ngay đến Cocacola, nhắc tới sữa thì cái tên thương hiệu đầu tiên chính là Vinamilk… Chứng tỏ rằng những thương hiệu này đã có một chiến lược marketing đỉnh cao để có thể biến thương hiệu của mình trở thành một phần trong nhận thức của người tiêu dùng.

2. Tại sao cần định vị thương hiệu

Tại sao cần định vị thương hiệu

Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp cần định vị thương hiệu.

Đầu tiên, định vị thương hiệu giúp xác lập vị trí, chỗ đứng trên thị trường, điều này tạo sự khác biệt với thương hiệu khác và đồng thời cũng là đặc điểm nhận diện thương hiệu.

Bộ não của con người không thể chứa quá nhiều những thông tin nhỏ nhặt, do đó định vị cho mình một thương hiệu với đặc điểm nổi bật, ấn tượng chính là điều quan trọng để trở thành một phần trong tâm trí người dùng.

Để phát triển bền vững, sức khỏe thương hiệu tốt thì thì thương hiệu của doanh nghiệp phải như một cái rễ bám sâu vào trong lòng khách hàng. Theo thời gian, có nhiều sản phẩm mới, thương hiệu mới nhưng khách hàng vẫn nhớ tới và lựa chọn thương hiệu của bạn. Đây cũng là lúc chứng minh sự thành công vang dội của chiến lược định vị thương hiệu.

Định vị thương hiệu giúp tạo lợi thế cạnh tranh 

Thị trường ngày càng mở rộng và những “cuộc chiến sống – còn” giữa các thương hiệu ngày càng nhiều. Nếu sản phẩm tạo ra có tốt nhưng khách hàng không ấn tượng, không ghi nhớ thì sớm muộn cũng sẽ thất bại. Như vậy định vị thương hiệu là một bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển lâu dài.

Khi khách hàng đã có sự tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm, thương hiệu thì họ sẵn lòng bỏ qua những yếu tố khác như cạnh tranh của hãng khác, giá thành….

Một ví dụ điển hình đến là chiến lược định vị thương hiệu của Apple. Có thể thấy rằng, trong vực di động hay máy tính thì khách hàng luôn nhớ và ấn tượng tốt về chất lượng, mẫu mã của thương hiệu này. Mặc dù giá cao hơn so với những hãng khác nhưng khách hàng vẫn luôn ưu tiên lựa chọn.

Định vị thương hiệu là nền tảng để mở rộng quy mô và phát triển trong tương lai

Chiến lược định vị thương hiệu là nền tảng quan trọng để phát triển kinh doanh trong tương lai, bởi vì nó giúp định hình tính cách thương hiệu và đưa ra những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Khi tính cách thương hiệu được xác định rõ ràng và được phát triển một cách nhất quán, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng kinh doanh vào các lĩnh vực khác mà vẫn đảm bảo được sự yêu thích của khách hàng.

Samsung là một ví dụ điển hình cho chiến lược định vị thương hiệu thành công. Bằng cách tập trung vào chất lượng sản phẩm, kỹ thuật tiên tiến và thương hiệu tối ưu, Samsung đã xây dựng một tính cách thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy trong lĩnh vực điện thoại di động. Nhờ vào tính cách thương hiệu này, Samsung đã dễ dàng mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như điện máy, bảo hiểm và chứng khoán mà vẫn giữ được sự ưu tiên của khách hàng.

3. Chiến lược định vị thương hiệu

Chiến lược định vị thương hiệu

Sau đây là các cách định vị thương hiệu phổ biến:

Định vị thương hiệu dưa trên chất lượng

Có nghĩa là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ là yếu tố để khách hàng lựa chọn. Không có một khái niệm cụ thể nào về một chất lượng tốt mà điều này phụ thuộc vào trải nghiệm của từng người tiêu dùng.

Khi định vị dựa trên chất lượng, thương hiệu của bạn sẽ có được một lượng lớn khách hàng trung thành vì những gì mà họ quan tâm chính là chất lượng của sản phẩm có tốt hay không.

Ví dụ, khi mua sữa thì các bậc cha mẹ sẽ xem thành phần sữa, có các chất dinh dưỡng nào, mùi vị ra sao để lựa chọn chứ không chạy theo xu thế hoặc tính nổi bật của thương hiệu.

Định vị dựa vào tính năng

Với phương pháp định vị này, bạn phải đảm bảo tạo ra những sản phẩm có tính năng nổi trội mà ở các sản phẩm khác không có để thu hút khách hàng.

Ví dụ, khách hàng sẽ lựa chọn mua điện thoại Apple thay vì hãng khác bởi vì điện thoại Apple có tính năng bảo mật cực kỳ cao.

Định vị trên giá trị

Khách hàng sẽ quan tâm tới những giá trị mà họ nhận được khi bỏ tiền ra để mua một sản phẩm, dịch vụ và họ thường có sự kỳ vọng cao đối với điều này.

Định vị dựa trên giá trị sẽ giúp thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Định vị trên mối quan hệ

Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng chính là mấu chốt của phương pháp định vị này. Để xây dựng được mối quan hệ gắn bó này là cả một chiến lược marketing và cần thời gian. Nhưng chỉ cần có được sự tin tưởng của khách hàng thì bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hoặc mở rộng quy mô.

Định vị dựa trên nhu cầu

Thấu hiểu mong muốn của khách hàng là một phương pháp quan trọng để định vị thương hiệu và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc định vị thương hiệu không chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu, mà còn cần được tái định vị thường xuyên để đáp ứng được những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Việc tái định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp cập nhật và thích ứng với xu hướng và thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn. Để tái định vị thương hiệu hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng, đánh giá lại giá trị cốt lõi của thương hiệu và tạo ra một chiến lược phù hợp để định hình lại thương hiệu.

Định vị dựa trên đối thủ

Đây là một phương pháp định vị độc đáo của doanh nghiệp đặc biệt việc lựa chọn các đối thủ lớn trên thị trường sẽ giúp cho khách hàng nhanh chóng biết tới thương hiệu của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng của phương pháp này là bạn phải lựa chọn đúng đối thủ nếu không sẽ bị thất bại ngay.

Một ví dụ cho thấy tác hại của việc lựa chọn sai đối thủ: Cốc Cốc đã rất nỗ lực để lựa chọn Google làm đối thủ. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì đây là một chiến lược sai làm vì hai thương hiệu này hoàn toàn không ngang tầm để so sánh với nhau, hay nói rõ hơn là Cốc Cốc không thể sánh với Google.

Lựa chọn sai đối thủ sẽ làm cho kế hoạch định vị thương hiệu đi sai hướng, tiếp cận sai người và cuối cùng nó không mang lại kết quả cho thương hiệu.

Trên đây là một vài phương pháp định vị thương hiệu phổ biến, ngoài ra vẫn còn thêm nhiều cách thức định vị khác nữa như định vị dựa trên giá cả, định vị dựa vào công dụng, cảm xúc, giải pháp cho vấn đề….

4. Các bước định vị thương hiệu

Các bước định vị thương hiệu

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Để định vị thương hiệu thành công thì bạn cần phải biết được chân dung khách hàng mục tiêu của mình là ai, có những đặc điểm gì để từ đó có kế hoạch tiếp cận hiệu quả.

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Nghiên cứu thị trường để biết được tình hình thị trường ra sao, đang có những xu hướng nào để doanh nghiệp có thể đổi mới theo.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đối thủ để xem chiến lược marketing của họ như thế nào, điểm gì tốt, điểm gì chưa tốt để từ đó làm bài học cho bản thân tránh được các lỗi xây dựng thương hiệu.

Sau khi đã hiểu về đối thủ thì cuối cùng là hiểu về chính mình, doanh nghiệp cần tự nhìn nhận và đánh giá xem bản thân có những ưu/ khuyết điểm nào khi cạnh tranh với đối thủ và điều gì mà thương hiệu mình làm tốt hơn.

Bước 3: Chọn phương pháp định vị thương hiệu phù hợp

Có rất nhiều cách để định vị thương hiệu, do đó doanh nghiệp cần phân tích kỹ từng phương pháp, xác định mục tiêu định vị thương hiệu rõ ràng để chọn phương pháp phù hợp.

Bước 4: Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Bản đồ định vị thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được vị trí hiện tại của thương hiệu mình đang ở đâu, độ nhận diện ra sao. Đồng thời còn biết được vị trí của các đối thủ trên thị trường, ai là đối thủ trực tiếp…. Bản đồ định vị thương giúp doanh nghiệp xác định đúng vị trí của mình từ đó có kế hoạch phù hợp để phát triển thương hiệu.

Bước 5: Tạo tuyên ngôn định vị

Tuyên ngôn thương hiệu sẽ là điểm tạo nên sự khác biệt của bạn so với những thương hiệu khác. Do đó, cần đặt một tuyên ngôn có giá trị trở thành một tiếng vang trong lòng khách hàng.

 Amazon đã có một tuyên bố để đời: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trọng tâm, để xây dựng một nơi mà mọi người có thể đến để tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ có thể muốn mua trực tuyến.”, tuyên bố này đã giúp họ giữ được vị trí độc nhất trong tâm trí khách hàng.

Bước 6: Kiểm tra hiệu quả

Sau khi đã triển khai thì doanh nghiệp cần kiểm tra lại kết quả bằng các phản hồi thực tế từ khách hàng cũng như kết quả đạt được có như mong muốn ban đầu hay không. Điều này sẽ giúp thương hiệu nhìn nhận lại để có thể điều chỉnh kịp thời.

5. Các câu hỏi thường gặp

Định vị thương hiểu là quá trình xác lập và xây dựng thương hiệu, giúp thương hiệu trở thành một phần trong nhận thức của khách hàng. Một thương hiệu được khách hàng yêu thích sẽ giúp cho doanh nghiệp đó phát triển vững bền theo thời gian.

  • Những ai cần định vị thương hiệu?

Dù thương hiệu của bạn nhỏ hay lớn, mới thành lập hay đã phát triển lâu đời…. thì đều cần phải định vị thương hiệu vì đây chính là mục đích mà hầu hết các doanh nghiệp đều luôn hướng đến. Chỉ khi xác lập được một vị trí nhất định trên thị trường thì thương hiệu của bạn mới có ý nghĩa và đem lại sự thành công cho doanh nghiệp.

  • Các bước định vị thương hiệu

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Bước 3: Chọn phương pháp định vị thương hiệu phù hợp

Bước 4: Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Bước 5: Tạo tuyên ngôn định vị

Bước 6: Kiểm tra kết quả

  • Định vị thương hiệu có khó không?

Định vị thương hiệu khó, chính vì vậy không phải thương hiệu nào cũng thành công. Điều quan trọng nhất chính là  xây dựng chiến lược thương hiệu đúng đắn, lấy khách hàng làm trọng tâm để đề ra các chiến lược phát triển cũng như thúc đẩy và phát triển hàng hóa. Để khách hàng yêu thích và gắn bó thì không chỉ quan tâm tới chất lượng mà còn phải thấu hiểu insight của họ đồng thời cần phải có sự kiên trì theo thời gian.

Hãy để  Red Branding giúp bạn định vị thương hiệu một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Với sự kết hợp giữa kiến thức sâu rộng về marketing và sự sáng tạo, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một chiến lược định vị thương hiệu độc đáo và thành công. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để khám phá thêm về cách chúng tôi có thể giúp bạn xây dựng một thương hiệu vững mạnh và đạt được sự thành công mà bạn đang hướng tới.